NÒI NÀO GIỐNG ẤY

ĐÃ NGU KHÔNG BIẾT NGU ĐÂU 

BỐN NGHÌN NĂM ( NÓ ) THUA ĐAU – KHÔNG CHỪA

CHA ÔNG ( NÓ ) – NÓ BÂY GIỜ 

XUA DÂN RA TRẬN – NÓI LỪA ” NƯỚC NGUY “

QUEN THÓI BÀNH CHƯỚNG NGU SI 

THUA ĐAU DÂN KHỔ – TỨ BỀ GHÉT KHINH 

HẾT THẰNG BÌN – LẠI THẰNG BÌN

NÒI NÀO GIỐNG ẤY – DÂN MÌNH LẠ CHI.

Xâm lăng Việt Nam, 17/2/1979: TRUNG QUỐC THỪA NHẬN THẤT BẠI
Đặng Tiểu Bình, trong Hội nghị quân chính nội bộ ngày 16/3/1979 ( một tháng sau) đã chỉ trích gay gắt các quan chức chính quyền và các lãnh đạo quân đội:
“Đánh lần này vũ khí, quân số đều gấp mấy lần Việt Nam. Chiến đấu ở Cao Bằng chí ít là 5 đánh 1, 6 đánh 1. Chiến đấu ở Lạng Sơn, Lào Cai cũng đều gấp mấy lần, thậm chí 6 đánh 1, 7 đánh 1…” nhưng “…thương vong của chúng ta gấp 4 lần so Việt Nam. Thần thoại của chúng ta đã bị hủy diệt” (ý nói về uy thế của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc).
Giáo sư Đại học Harvard Ezra Feivel Vogel viết trong cuốn “Thời đại Đặng Tiểu Bình” do Nhà xuất bản Đại học Trung Văn Hồng Kông rằng, Đặng bị nhiều Ủy viên quân ủy trung ương phản đối, bao gồm cả Nguyên soái Diệp Kiếm Anh và Đại tướng Túc Dụ, nguyên Tổng tham mưu trưởng quân đội.
Nguyên soái Diệp Kiếm Anh (lúc đó là Chủ tịch nước-Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, tức nhân vật số 2 của Trung Quốc) vốn đã bất bình nói rằng: “Diễu võ dương oai đánh Việt Nam thì được gì? Không khác gì Gia Cát Lượng Bắc phạt Tư Mã Ý, đánh vào nơi nào và làm sao đánh thắng được?”.
Ông Diệp còn cho rằng, Trung Quốc không thể đánh thắng một đội quân cơ động ngay trong nhà của họ và chỉ trích “Mỹ muốn báo thù Việt Nam bằng máu Trung Quốc. Không được dùng máu của người Trung Quốc để phục hận cho người Mỹ…”
Không ít quan chức cấp cao trong quân đội cũng như dân sự cho rằng, việc đánh Việt Nam là không khôn ngoan, số khác công khai phản đối việc tấn công một nước láng giềng xã hội chủ nghĩa, một số thì lo ngại xung đột sẽ dẫn tới hậu quả là Việt Nam thù địch lâu dài với Trung Quốc.
Ngay cả nhà lãnh đạo số 1 Trung Quốc lúc bấy giờ là Hoa Quốc Phong cũng không đồng tình, sau này cho dù khi thấy được tính chất nghiêm trọng của cuộc chiến nhưng ông ta cũng không cưỡng nổi uy quyền đang lên của Đặng Tiểu Bình để ngăn cản cuộc chiến tranh xâm lược.
Nhiều tướng lĩnh Trung Quốc đã thừa nhận sự thất bại trong cuộc chiến 1979
10 năm sau, một tướng lĩnh cao cấp của Quân đội Trung Quốc là Thượng tướng Trần Tích Liên, nguyên Tư lệnh Binh chủng pháo binh, Tư lệnh Đại Quân Khu Thẩm Dương, Tư lệnh Đại Quân khu Bắc Kinh, nguyên Phó Thủ tướng Trung Quốc đã viết cuốn “Trong nội bộ Đảng cần để mọi người phát biểu, nói lên sự thực”.
Trong cuốn sách, ông Trần thẳng thắn tuyên bố rằng: “…Đây gọi là tác chiến kiểu gì? Là cuộc chiến dốt nát, là cuộc chiến ngu xuẩn, là cuộc chiến điên rồ, lính chết đầy ra đấy nhưng không ai dám kêu oan”. Đồng thời, ông này cũng chỉ trích kịch liệt Thượng tướng Hứa Thế Hữu.
“…nói đến mặt trận phía Đông trong Chiến tranh biên giới Việt-Trung, thì Hứa Thế Hữu (Tư lệnh mặt trận phía Đông – Tổng chỉ huy quân đội Trung Quốc trong cuộc chiến 1979) là tên điên, là kẻ làm càn, mê muội, nói vậy có đồng chí nào phản đối không?” – ông Trần nói.
Vị tướng này cho rằng, quân Trung Quốc, không những tấn công không mạnh mà phòng thủ cũng quá kém. 3 Tập đoàn quân, gồm mười mấy sư đoàn, 60% là bộ binh cơ giới, khi đột phá trung tâm thì một tuyến phòng ngự cũng không dựng nổi, để cuối cùng bị (quân Việt Nam) phản kích đánh cho thảm hại…
Tóm lại, trong chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979, sự lạc hậu về chiến thuật tác chiến của quân đội Trung Quốc vốn không được cải thiện gì kể từ sau chiến thuật “biển người”, “biển hỏa lực” ở chiến tranh Triều Tiên những năm 1950.

                                                                                                      ( TG: Nguyễn Văn Thành)

About Author /

Leave a Comment

Your email address will not be published.

Start typing and press Enter to search